0112 – 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác

01: NÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.

0112 – 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.
Loại trừ: Trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 (Trồng cây hàng năm khác).

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quy trình , kỹ thuật canh tác Ngô bầu

Kỹ thuật làm ngô bầu:

Để tranh thủ thời vụ, nhất là trồng ngô trên đất 2 vụ lúa, cần áp dụng kỹ thuật làm ngô bầu.

– Chọn nơi làm ngô bầu: Yêu cầu có ánh nắng, thoáng mát, bằng phẳng, sạch cỏ, thuận tiện cho việc vận chuyển bầu ra ruộng, dễ bảo vệ.

– Nguyên liệu và cách làm bầu:

+ Dùng bùn nhuyễn + phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 2:1) + 5% phân lân (tính theo % khối lượng hỗn hợp bùn và phân chuồng).

+ Hỗn hợp trên trộn đều và dàn trên nền đất cứng. Có thể rắc một lớp mỏng trấu, tro bếp hoặc lót lá ở dưới trước khi dàn bùn. Lớp bùn dày 4-5 cm.

+ Để se đất, sau đó kẻ ô vuông có cạnh khoảng 5 cm (bầu), gieo 1 hạt vào mỗi bầu (hạt ngô đã được ngâm ủ đến nảy mầm), cuối cùng phủ lên hạt một lớp đất mỏng.

+ Luôn tưới nước đủ ẩm để cây con sinh trưởng thuận lợi.

– Thời gian ngô trong bầu khoảng từ 4-7 ngày, khi cây ngô được 1,5-2,5 lá thì đưa ra ruộng trồng.

* Chú ý: Không lấy bùn làm bầu ở những chỗ bùn quá chua dễ bị thối mầm, hoặc bùn có nhiều cát sẽ bị bí đất, mầm khó mọc. Không lấy phân chuồng tươi làm bầu.

3. Làm đất và trồng ngô ra ruộng:

Về nguyên tắc, có thể gieo khi đất khô hoặc làm bầu khi đất còn ướt, chủ yếu là phải kịp thời vụ, xới xáo và chăm sóc có thể làm sau.

– Đối với đất màu trồng ngô vụ đông: Áp dụng theo quy trình trồng ngô như đã hướng dẫn đối với vụ xuân hay vụ hè thu.

– Đối với đất ruộng cấy lúa:

+ Đối với các ruộng lúa thu hoạch sớm (trước 25/9/2016): Cày úp (cả gốc rạ) từ 6-7 xá cày tạo thành luống rộng khoảng 1,2 m, cao 20-25 cm, rãnh luống rộng 25-30 cm. Dùng tay vét bùn ở rãnh luống đưa lên mặt luống, xoa phẳng mặt luống rồi gieo hạt hoặc đặt bầu.

+ Đối với ruộng vừa gặt xong cần trồng ngay, có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu để tranh thủ thời vụ: Cắt rạ, đào rãnh thoát nước, bổ hốc trồng ngô bằng gieo hạt thẳng hoặc đặt bầu theo từng băng với khoảng cách đã quy định.

– Nếu đất ướt: Đặt bầu nổi lên mặt luống.

– Nếu đất khô: Đặt bầu bằng mặt luống (cuốc hố nông trước khi đặt bầu).

– Đặt bầu theo kiểu nanh sấu. Điều chỉnh bầu ngô sao cho lá ngô vuông góc với chiều dọc của luống để tận dụng ánh sáng.

– Dùng hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục với đất bột và phân lân phủ xung quanh bầu ngô.

4. Mật độ, khoảng cách trồng:

Hầu hết là các giống ngô lai (cây cao to) nên trồng theo mật độ 6,0-6,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 65-70 cm, khoảng cách cây 22-23 cm. Với ngô nếp trồng mật độ 6,5-7,0 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 65-70 cm, khoảng cách cây 18-20 cm.

5. Phân bón:

– Bón đủ phân hữu cơ (nếu không có phân hữu cơ có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh), bón cân đối N-P-K.

– Toàn bộ phân hữu cơ đã hoai mục (hoặc thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh), phân lân, vôi bột nên trộn đều, rồi ủ vài ngày trước khi bón để tăng hiệu quả sử dụng phân.

– Lượng phân bón cho các nhóm giống như sau (tính cho 1 ha):

Screenshot 3 31

+ Bón lót: 100% phân hữu cơ hoai mục, hoặc phân hữu cơ vi sinh + 100% phân lân + 25% phân đạm. Toàn bộ phân được trộn đều với đất bột bón lót khi đặt bầu (phủ xung quanh bầu ngô). Nếu gieo hạt trực tiếp, sau khi bón lót nên lấp một lớp đất mỏng để hạt ngô không bị thối do tiếp xúc trực tiếp với phân.

+ Bón thúc: chia thành 3 đợt bón.

Đợt 1 (khi ngô được 3-4 lá): 25% phân đạm. Bón cách gốc 3-5 cm, kết hợp với xới xáo nhẹ.

Đợt 2 (khi ngô 7-9 lá): 25-30% phân đạm + 50% phân kaly. Bón cách gốc 10-15 cm, kết hợp với vun vừa phải.

Đợt 3: Khi ngô xoáy nõn (trước khi trỗ cờ 15-20 ngày): Bón nốt lượng phân đạm và phân kaly còn lại. Bón cách gốc 15-20 cm, kết hợp với vun cao chống đổ và tạo điều kiện thuận lợi cho rễ chân kiềng phát triển.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

– Sau khi đặt bầu ra ruộng, nếu gặp nắng hạn, phải tưới ẩm để cây sinh trưởng thuận lợi ngay từ đầu.

– Thường xuyên điều tiết nước ở rãnh luống để đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt là thời kỳ từ khi ngô xoáy nõn đến trỗ cờ, tung phấn (nếu bị hạn vào thời kỳ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất).

– Các lần bón thúc, cần kết hợp với vét bùn ở rãnh luống phủ kín mặt luống và gốc ngô để rễ phát triển thuận lợi và hạn chế cỏ dại.

– Nếu mưa nhiều, đất bí, lá ngô chuyển màu huyết dụ, cần hoà nước phân chuồng hoai mục với phân lân pha loãng để tưới kết hợp với xáo phá váng.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Giai đoạn từ khi cây mọc đến khi ngô có 3-4 lá cần chú ý sự xuất hiện và gây hại của bệnh huyết dụ, sâu xám.

+ Giai đoạn khi ngô có 5-7 lá đến khi xoáy nõn cần chú ý bệnh huyết dụ, sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá,…

+ Giai đoạn từ khi cây trỗ cờ đến cuối vụ cần chú ý rệp cờ, bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp,…

7. Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch khi lá bi (lá bẹ) khô, hạt đã cứng, mày (chân hạt) có sẹo đen. Nên thu hoạch vào ngày nắng để tiện vận chuyển và phơi. Tuyệt đối không dùng ngô lai thu hoạch từ vụ trước để làm giống cho vụ sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN MÃ NGÀNH NGHỀ

0111 – 01110: Trồng lúa

1071 – 10710: Sản xuất các loại bánh từ bột

1072 – 10720: Sản xuất đường

1073 – 10730: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

1074 – 10740: Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

1075: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

10751: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt

1076- 10760: Sản xuất chè

1077- 10770: Sản xuất cà phê

1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

731 – 7310 – 73100 Quảng cáo

732 – 7320 – 73200: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

741 – 7410 – 74100: Hoạt động thiết kế chuyên dụng

742 – 7420 – 74200: Hoạt động nhiếp ảnh

749 – 7490: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

750 – 7500 – 75000: Hoạt động thú y

08: KHAI KHOÁNG KHÁC

081 – 0810: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

08101: Khai thác đá

08102: Khai thác cát, sỏi

0891 – 08910: Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón

0892 – 08920: Khai thác và thu gom than bùn

0893 – 08930: Khai thác muối

0899 – 08990: Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu

18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI

181: In ấn và dịch vụ liên quan đến in

1811 – 18110: In ấn

1812 -18120: Dịch vụ liên quan đến in

182 – 1820 -18200: Sao chép bản ghi các loại

4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

47111: Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

47112: Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)

47119: Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác

900 – 9000 – 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

9329 – 93290: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân

Chuyển đến thanh công cụ