0111 – 01110: Trồng lúa và quy trình canh tác cây lúa

01: NÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.

0111 – 01110: Trồng lúa

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng (cấy, sạ) các loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quy trình , kỹ thuật canh tác cây lúa

Quy trình trồng lúa bao gồm: chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch.

1.Chọn giống lúa:

Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…
2.Gieo sạ:

Bà con có thể gieo cấy; gieo sạ thẳng. Ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ nên bà con hoàn toàn có thể cơ giới hóa việc gieo sạ lúa để tiết kiệm thời gian và nhân công, tăng năng suất lúa, giúp bà con dễ dàng chăm sóc cây lúa hơn.

3.Quy trình bón phân hữu cơ OBI Ong Biển cho cây lúa

+Bón lót:

Giai đoạn bón lót bón 300 – 400 kg/ ha phân bón hữu cơ OBI Ong biển 3 (1-1-1) đặc biệt

+ Bón đợt 1:

Sau khi sạ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân cho lúa với lượng bón là : 300 – 350 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa. Chú ý khi bón phải để nước vừa phải không được ngập đầu mầm lúa vì khi bón phân có đóng váng trên mặt có thể làm mầm chậm phát triễn hoặc bị chết.

+ Bón đợt 2 :

Từ 18 – 22 ngày sau sạ tiến hành bón 350 – 400 kg / ha loại phân OBI-Ong Biển 3 chuyên cây lúa.

Lưu ý: Sau khi bón phân đợt 2 khi cây giai đoạn 30 – 35 ngày thì tiến hành tháo khô nước để hạn chế những chồi vô hiệu phát triễn, để ruộng khô từ 7 – 12 ngày sau đó cho nước vào lại để bón phân đợt 3.

+ Bón phân đợt 3:

Từ 45 – 50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi cần bón thúc 350 – 400 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa.

+ Bón phân đợt 4:

Khi cây lúa được 59 – 62 ngày, đây là giai đoạn cây nuôi hạt nên bón 100 – 150 kg/ha phân hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa để bổ xung dinh dưỡng cho cây nuôi hạt.

4.Nước tưới

Nước tưới có vai trò rất quan trọng trong quá trình cây lúa phát triển, quyết định năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần cung cấp lượng nước đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao.

Ở giai đoạn cây con:

Trước thời điểm gieo sạ bà con cần phải để mặt ruộng khô nước. Đế lúc lúa mọc mầm ổn định cho đến khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bà con cần phải giữ mực nước ở mặt ruộng khoảng từ 1 – 3cm.

Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh:

Thông thường sau khi gieo 15 – 20 ngày là cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh. Từ lúc này cho tới khi lúa bắt đầu đứng cái làm đòng thì bà con áp dụng biện pháp tưới nước “ướt – Khô xen kẽ”. Tức là để nước vào ruộng khoảng 5cm rồi để nước tự cạn cho tới khi mặt ruộng nứt nhẹ thì bà con cho nước vào lại. Tiếp tục để ruộng tự khô nứt trở lại. Cứ như thế trong suốt quá trình cây lúa đẻ nhánh.

Thời kỳ cây lúa đứng cái làm đòng, trỗ bông, chín sữa: đây là thời kỳ rất quan trọng nên bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây ở thời kỳ nay, đặc biệt trong thời kỳ này bà con không được để ruộng khô nước. Nên duy trì mực nước ruộng khoảng 5cm.

Thời lúa chín, thu hoạch: trước khi thu hoạch khoảng 10 – 12 ngày bà con nên tháo cạn nước trong ruộng để việc thu hoạch của bà con thuận lợi hơn.

Bà con cũng cần lưu ý khi nhiệt độ thời tiết dưới 200C thì bà con không nên để ruộng cạn nước mà nên để nước trong ruộng khoảng 3 – 5cm để giữ ẩm cho cây.

Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh bà con tưới nước ứớt – khô xen kẽ thì nên kết hợp với việc bón phân để cây lúa có thể phát triển cân đối, ổn định.

V. Sâu bệnh hại phổ biến trên cây lúa

1.Sâu đục thân bướm hai chấm: Sâu đục thân phá hoại hầu hết ở các giai đoạn của phát triển của cây lúa từ thời kỳ mạ, cho tới thời kỳ trưởng thành. Ở thời kỳ cây mạ sâu gây hại qua các bẹ lá, khiến cây bị héo, gãy. Còn trong thời kỳ cây lúa trưởng thành đặc biệt là thời kỳ lúa đẻ nhánh sâu phá hoại ở phần dưới của thân cây lúa, sâu gây hại khiến cây lúa bị khô, héo chà chết.

2.Sâu cuốn lá: Bao gồm sâu cuốn lá loại nhỏ và sâu cuốn lá loại lớn. Hình thức gây hại của sâu cuốn lá là sâu cuốn các lá lúa hoặc ăn trụi các lá lúa. Khi sâu cuốn các lá lại với nhau ở trên lá lúa có những gân trắng nối dài tạo thành từng mảng lớn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Sâu ăn trụi lá lúa khiến cây không thể phát triển, các đòng lúa bị uốn cong, không thể nở hoa và tạo hạt được ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa.

3.Châu chấu, cào cào: Đây là loài côn trùng gây hại phổ biến và nguy hiểm đối với cây lúa. Chúng thường hình thành các đàn lớn di chuyển đến các ruộng lúa, con lớn và con trưởng thành đều gây hại cho lúa. Châu chấu, cà cào gây hại bằng cách ăn các lá lúa, cả lá lúa non và lá lúa già đều bị tấn công. Chúng di chuyển đến đâu đều gây hại cho lúa và các loại hoa màu khác nói chung. Chúng có thể gây hại quanh năm , ở mọi thời điểm trong ngày nhưng mạnh nhất là vào khoảng từ 6 – 10 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều.

4.Rầy nâu: Rầy gây hại ở ở mọi thời kỳ phát triển của cây lúa đặc biệt nhất là thời kỳ cây lúa đẻ nhanh. Chúng gây hại trên cây lúa bằng cách dùng vòi để chích hút nhựa cây,thường những nơi mà bị rầy chích hút sẽ có các vết màu nâu ở trên lá, thân khiến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây lúa bị cản trở, làm cây bị khô, héo và chết, khi rầy gây hại trên diện rộng sẽ thành dịch lớn gây ha hiện tượng lúa bị cháy rầy làm giảm năng suất lúa trầm trọng.

5.Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Triệu chứng của bệnh vàng lùn ở trên cây lúa là khi lá lúa từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng rồi khô héo. Lúc đầu cây lúa sẽ bị ở những lá phía dưới sau đó lây lên các lá ở phía trê, trên mỗi lá lúa bệnh sẽ lây từ chóp lúa tới các bẹ lá.

Bệnh lùn xoắn lá khiến cây lúa phát triển còi cọc, khi bị lùn xoắn lá cây sẽ không thể trổ bông hoặc trổ bông muộn, chất lượng kém, thường sẽ rất ít hạt hoặc hạt lép khiến năng suát lúa giảm.

6.Bệnh đạo ôn: Bệnh thường phát triển khi khí hậu mát, độ ẩm không khí cao, buổi tối có sương. Triệu chứng của bệnh là trên lá lúa xuất hiện các hình thoi, khi bệnh phát triển mạnh chúng sẽ khiến lá bị cháy khô, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Khiến suy giảm năng suất lúa.

Ngoài ra trên cây lúa còn thường xuyên một số loại sâu bệnh hại: đốm nâu, đốm vòng, cháy lá, sâu phao, muỗi hành, bọ xít, ốc bươu vàng….

Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây lúa bà con cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đồng thời phải thường xuyên thăm đồng để phát thiện sớm xâu bệnh và có biện pháp xử lý tránh để sâu bệnh hại phát triển thành dịch.

VI. Một số kinh nghiệp giúp tăng năng suất lúa hiệu quả

Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch.

Thời vụ gieo sạ đúng lịch sao cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời năng đẹp, ít mưa. Thuận lợi cho lúa phát triển và bất lợi với sâu bệnh và cỏ dại. Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích hợp, có thời gian làm dất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN MÃ NGÀNH NGHỀ

0111 – 01110: Trồng lúa

1071 – 10710: Sản xuất các loại bánh từ bột

1072 – 10720: Sản xuất đường

1073 – 10730: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

1074 – 10740: Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

1075: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

10751: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt

1076- 10760: Sản xuất chè

1077- 10770: Sản xuất cà phê

1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

731 – 7310 – 73100 Quảng cáo

732 – 7320 – 73200: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

741 – 7410 – 74100: Hoạt động thiết kế chuyên dụng

742 – 7420 – 74200: Hoạt động nhiếp ảnh

749 – 7490: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

750 – 7500 – 75000: Hoạt động thú y

08: KHAI KHOÁNG KHÁC

081 – 0810: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

08101: Khai thác đá

08102: Khai thác cát, sỏi

0891 – 08910: Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón

0892 – 08920: Khai thác và thu gom than bùn

0893 – 08930: Khai thác muối

0899 – 08990: Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu

18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI

181: In ấn và dịch vụ liên quan đến in

1811 – 18110: In ấn

1812 -18120: Dịch vụ liên quan đến in

182 – 1820 -18200: Sao chép bản ghi các loại

4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

47111: Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

47112: Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)

47119: Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác

900 – 9000 – 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

9329 – 93290: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân

Chuyển đến thanh công cụ