THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHÁC TỈNH

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh như thế nào? Là câu hỏi của nhiều chủ doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh.

Việc đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh là một thủ tục quan trọng để các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các vùng khác. Tuy nhiên, thủ tục này có thể gặp phải nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Để giúp các doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước cần thiết cũng như các thủ tục liên quan đến việc đăng ký này. Cùng tìm hiểu và trau dồi kiến thức để giúp cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên suôn sẻ hơn.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”. Việc lập địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp mở ra một địa điểm để bắt đầu thực hiện việc buôn bán, trao đổi, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Địa điểm kinh doanh có thể là một cửa hàng, một văn phòng, một nhà máy sản xuất, một trang trại, một khách sạn, một nhà hàng, một siêu thị hoặc một trung tâm thương mại. Một địa điểm kinh doanh thường được thiết kế để phù hợp với loại hoạt động kinh doanh cụ thể.

Ví dụ, một cửa hàng thường có không gian bày bán và trưng bày sản phẩm, còn một nhà máy sản xuất sẽ có các thiết bị và dụng cụ để sản xuất hàng hóa. Một địa điểm kinh doanh cũng có thể có các tiện ích và dịch vụ, như bãi đỗ xe, khu vực tiếp khách, phòng họp, trang thiết bị công nghệ và điều hòa không khí.

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một công ty, vì nó có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng, tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh. Việc chọn địa điểm kinh doanh phù hợp và quản lý nó hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong kinh doanh.

Một số yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh
Một số yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh

Một số yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh

Ở Việt Nam, việc đặt tên cho địa điểm kinh doanh được quy định trong Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định cụ thể như sau:

1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Lưu ý:

Đối với tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt: Địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có hai loại tên này. Trong trường hợp đặt tên nước ngoài, tên của địa điểm kinh doanh chỉ được chuyển đổi sang một trong những tiếng có hệ chữ La-tinh. Trương trường hợp đặt tên viết tắt, tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài;

Mã số địa điểm kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Điều 8 ‎Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì:
” Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.”

Địa chỉ địa điểm kinh doanh
Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của địa diểm kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thời hạn xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Phong đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh là gì?

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là địa điểm triển khai một phần chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. Theo đó:

  • Địa điểm kinh doanh khác tỉnh nhưng trực thuộc hoạt động của một chi nhánh thì thực hiện việc hoạch toán thuế theo chi nhánh quản lý.
  • Địa điểm kinh doanh khác tỉnh không trực thuộc hoạt động của một chi nhánh thì phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế để hoạch toán thuế theo quy định.
Địa điểm kinh doanh thực hiện những chức năng gì?
Địa điểm kinh doanh thực hiện những chức năng gì?

Địa điểm kinh doanh thực hiện những chức năng gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể, địa điểm kinh doanh thực hiện những chức năng sau:

  • Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chức năng này tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng: Địa điểm kinh doanh là nơi tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng từ khách hàng. Doanh nghiệp cần có quy trình xử lý đơn hàng hiệu quả để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm và dịch vụ đúng chất lượng và đúng thời gian.
  • Quảng bá sản phẩm và dịch vụ: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng. Doanh nghiệp cần có chiến lược quảng bá sản phẩm và dịch vụ hợp lý để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Lưu trữ và quản lý hàng hóa: Địa điểm kinh doanh cũng là nơi lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý hàng hóa hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí và tăng năng suất.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Địa điểm kinh doanh cũng có chức năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng để giải đáp các thắc mắc của khách hàng và hỗ trợ khách hàng khi có vấn đề xảy ra.
  • Quản lý nhân sự và nghiệp vụ: Địa điểm kinh doanh cũng có thể được sử dụng để quản lý nhân sự và nghiệp vụ của công ty, bao gồm các hoạt động tài chính, kế toán, marketing, quản lý nhân sự và quản lý chất lượng.

Tùy thuộc vào loại hoạt động kinh doanh và mục đích sử dụng của địa điểm, các chức năng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, những chức năng trên đây là các chức năng chính của một địa điểm kinh doanh.

Chi phí đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói

Chi phí đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói
Chi phí đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói

 

Một số câu hỏi liên quan đến Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Mã số địa điểm kinh doanh có đồng thời là mã số thuế

– Mã số địa điểm kinh doanh KHÔNG đồng thời là mã số thuế

– Mã số địa điểm kinh doanh có tác dụng quản lý số lượng đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia và tổng cục thuế

– Mã số thuế của địa điểm kinh doanh khác tỉnh là mã số thuế phụ nên cũng bao gồm 13 số theo quy định.

Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?
Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?

Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?

  • Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính khác Tỉnh/Thành phố hoặc cùng Tỉnh/Thành Phố.
  • Muốn lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng.
  • Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh khác Tỉnh/Thành phố hoăc cùng Tỉnh/Thành phố

Văn phòng đại diện có phải là địa điểm kinh doanh không?

Văn phòng đại diện không được coi là địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Văn phòng đại diện là một cơ quan đại diện của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có quyền ký kết hợp đồng và không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp.

Thường thì văn phòng đại diện là một địa điểm thuộc sở hữu của một công ty hay tổ chức, được sử dụng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính của công ty hoặc tổ chức đó. Một số hoạt động thường gặp tại văn phòng đại diện là tiếp nhận khách hàng, giải quyết thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, quản lý hợp đồng và các hoạt động quản lý khác.

Điều kiện để mở địa điểm kinh doanh hợp pháp

Để thành lập một địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề pháp lý sau:

  1. Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể, nhà không sử dụng cho mục đích văn phòng, thương mại.
  2. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh được bổ nhiệm hợp pháp và có đủ trình độ quản lý khi địa điểm kinh doanh có triển khai kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

 

Như vậy, việc đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh là một quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các vùng khác. Tuy nhiên, để thành công trong việc đăng ký này, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định pháp lý và thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết.

Hy vọng rằng với những thông tin và kiến thức đã cung cấp trong bài viết này, các doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận và thực hiện quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đồng thời, cũng mong rằng các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh, giúp cho môi trường kinh doanh trở nên thuận lợi và đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh do Gia Minh trình bày trên đây. Mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp được thành lập địa điểm kinh doanh. Trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc. Hãy liên hệ với Gia Minh để chúng tôi giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Các bài viết liên quan

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Thành lập địa điểm kinh doanh tại Đồng Tháp

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126

 

Chuyển đến thanh công cụ