Hướng dẫn các bước xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế trong kinh doanh

Hướng dẫn các bước xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế trong kinh doanh

 

Hướng dẫn các bước xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế trong kinh doanh

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế được xử lý như thế nào? có được tính vào chi phí được trừ? có phải xuất hoá đơn không? Đại lý thuế Gia Minh xin hướng dẫn cho các bạn các trường hợp xử lý cụ thể nhé.

Tiền phạt vi phạm hợp đồng có được tính vào chi phí được trừ?

Theo quy định tại Điểm 2.36 khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: 

“2.36 Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật?

=> Trừ các trường hợp trên thì vi phạm về hợp đồng về kinh tế nếu công ty có chứng từ chi tiền, hợp đồng kinh tế ghi rõ mức phạt, chứng từ thanh toán thì được tính vào chi phí theo quy định của thuế TNDN.

Tiền phạt vi phạm hợp đồng có phải xuất hoá đơn hoặc phiếu chi không?

Theo khoản 1, điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền ( bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyết phát thải và các khoản thu tài chính khác.

    • Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi lập chứng từ chi tiền.
    • Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồ thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với hàng hoá, dịch vụ, cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định”.

Kết luận:

    • Nếu bồi thường bằng tiền mặt thì lập phiếu chi.
    • Nếu bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cần lập hoá đơn và kê khai thuế

Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với bên chi tiền phạt và bên nhận tiền phạt

Đối với bên chi tiền phạt, bồi thường

Theo khoản 1 điều 94 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
“1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thưởng của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
– Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính”
…………
đ) Hạch toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:
Nợ TK 811 – chi phí khác
Có TK 111,112
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3339)
Có TK 338 – phải trả, phải nộp khác

Phản ánh các khoản thu tiền phạt

    • Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi

Nợ TK 111,112
Có TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…..

  • Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:
    Nợ các TK 111, 112…
    Có TK 711 – thu nhập khác.
    g) Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường ( như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…) ghi:
    Nợ các TK 111, 112…
    Có TK 711 – thu nhập khác.
    – Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:
    Nợ TK 811- chi phí khác
    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
    Có các TK 111,112,152……

Hướng dẫn các bước xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế trong kinh doanh

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÀN GIA MINH

Điện thoại: 0939 45 65 69 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Chuyển đến thanh công cụ