Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Kinh doanh cầm đồ là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay. Để có thể tiếp cận với lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này, thì bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh cầm đồ. Cụ thể quy định về điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Gia Minh nhé. 

Có được thành lập hộ kinh doanh để kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Có được thành lập hộ kinh doanh để kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Cơ sở pháp lý (còn được gọi là cơ sở luật pháp) là cơ sở hoặc hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, và luật lệ mà một xã hội hoặc tổ chức sử dụng để quản lý và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng hoặc tổ chức đó. Cơ sở pháp lý thiết lập cấu trúc và quy định quan hệ giữa cá nhân, doanh nghiệp, và chính phủ trong một xã hội.

Cơ sở pháp lý thường bao gồm nhiều phần, bao gồm:

Hiến Pháp: Là văn bản cơ bản của một quốc gia hoặc tổ chức, định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như cấu trúc và chức năng của chính phủ.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Luật: Bao gồm các quy định và quy tắc cụ thể về hành vi và hoạt động của cá nhân và tổ chức. Luật được thường xuyên thay đổi và điều chỉnh bởi các cơ quan pháp luật.

Quy định: Là các quy tắc và quy định được thực hiện bởi các cơ quan và tổ chức cụ thể để điều chỉnh và thi hành luật.

Quyền lực Pháp lý: Bao gồm cơ quan và tòa án có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc và tranh chấp pháp lý.

Phân Tán Quyền Lực: Nguyên tắc này xác định cách quyền lực được phân chia giữa các cơ quan chính phủ để đảm bảo không có tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền lực quá lớn.

Cơ sở pháp lý khác nhau đối với từng quốc gia và tổ chức, và nó có thể thay đổi theo thời gian để phản ánh sự thay đổi trong giá trị và mục tiêu xã hội. Cơ sở pháp lý quy định cách xã hội tổ chức và quản lý bản thân, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cầm đồ tại Việt Nam bao gồm:

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị Định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020;

Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020;

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Để thành lập hộ kinh doanh cầm đồ, chúng ta cần tuân thủ các quy định của pháp luật, vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể như sau:

Điều kiện của người đứng đầu về kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi:

  • Chống người thi hành công vụ,
  • Gây rối trật tự công cộng,
  • Cố ý gây thương tích,
  • Cho vay lãi nặng,
  • Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản,
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh này KHÔNG THUỘC một trong các trường hợp dưới đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Những trường hợp trên nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú, tại Việt Nam. Thì sẽ không thể thành lập hộ kinh doanh cầm đồ. 

Điều kiện về đăng ký kinh doanh

Cơ sở kinh doanh phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này chủ thể kinh doanh lựa chọn 1 trong 2 hình thức dịch vụ thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh hộ cá thể với ngành nghề: 6492 – 64920

Điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Hộ kinh doanh cầm đồ, phải đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Được quy định bởi Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020.

 Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

– Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

 – Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Đăng ký giấy phép thành lập hộ kinh doanh cầm đồ ở đâu?

Đối với việc thành lập hộ kinh doanh, thì sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, hoặc hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh cầm đồ có thể nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp hồ sơ: Cá nhân/đại diện hộ gia đình có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hoặc có thể nộp hồ sơ online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt hộ kinh doanh cầm đồ của mình.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Tham khảo thêm

Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh 

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT).
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, của các thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng);
  • Bản sao hộ khẩu của chủ hộ kinh doanh (tùy thuộc vào yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện).

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ, trước khi làm hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh. Hồ sơ xin cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Bản sao hợp lệ giấy tờ/văn bản chứng minh về việc cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Các thành viên hộ gia đình, hoặc cá nhân thành lập hộ kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ như trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Chủ hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ Giấy trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hoặc nộp hồ sơ online trên trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi đặt địa điểm kinh. Tuy nhiên chủ hộ kinh doanh cầm đồ cần lưu ý, không phải tỉnh thành nào cũng nhận hồ sơ Giấy. Do đó chủ hộ cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

Thời gian hoàn thành thủ tục: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ

Kinh doanh cầm đồ là ngàng nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Quý khách khàng có nhu cầu tiềm hiểu về thủ tục cũng như điều kiện thành lập hộ kinh doanh cầm đồ có thể liên hệ Đại lý thuế Gia Minh để được tư vấn cụ thể hơn. 

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Chuyển đến thanh công cụ