HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động sản xuất phần mềm

Trong thời gian qua, việc áp dụng thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất phần mềm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có các quy định hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (được sửa đổi bổ sung tại Luật số 32/2013/QH13) thì hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc lĩnh vực được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN như đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể: (i) được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; và (ii) được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Trong thời gian qua, việc áp dụng thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nói trên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có các quy định hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Nhằm thống nhất quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm và nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm phục vụ cho việc quản lý nhà nước về công nghiệp phần mềm và làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc áp dụng các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18 tháng 11 năm 2014 quy định về hoạt động sản xuất phần mềm.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2015.

Phần mềm (hay sản phẩm phần mềm) là một tập hợp gồm những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

Tổ chức, doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất phần mềm phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp.

Quy trình sản xuất phần mềm phải thông qua 7 bước sau:

1. Xác định yêu cầu.

2. Phân tích và thiết kế.

3. Lập trình, viết mã lệnh.

4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.

5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm.

6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm.

7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình nêu trên là hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm phải:

i) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ khai báo liên quan cũng như việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của mình.

ii) Định kỳ trước ngày 15 tháng 3 hàng năm gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo quy định hiện hành.

iii) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.

Căn cứ vào tình hình thực tế và chính sách phát triển trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, điều chỉnh quy trình, nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình cho phù hợp

Chuyển đến thanh công cụ