QUY ĐỊNH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN THỬ VIỆC

QUY ĐỊNH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN THỬ VIỆC

1. Lao động thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. 

Vậy, tiền lương, tiền công từ lao động nói chung và lao động thử việc, lao động mùa vụ, lao động thời vụ dưới 3 tháng nói riêng đều là đối tượng điều chỉnh và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân của Luật thuế hiện hành. 

Tuy nhiên, không phải 100% mức tiền lương thử việc đều phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân. 

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

2. Cách tính thuế TNCN phải nộp đối với lao động thử việc 

Trước tiên, các bạn cần xác định mức tiền lương thử việc tính thuế: Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế như sau:

“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

….

  1. i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. ……”.

Như vậy, thuế đối với tiền lương, tiền công thử việc được tính bằng 10% tiền lương đối với những cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Ví dụ: 

Người lao động A, có 02 tháng thử việc, tháng thử việc thứ nhất họ làm được 14 ngày với mức là 1.800.000đ; tháng thử việc thứ 2 họ làm được hết tháng và lương họ tính được là 3.600.000đ. Vậy tiền thuế TNCN được xác định như sau:

Tại tháng thứ nhất, mức thu nhập dưới 2 triệu đồng, không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. 

Tại tháng thứ hai, mức thu nhập trên 2 triệu đồng, phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập, cụ thể: Thuế TNCN = 10% x 3.600.000đ = 360.000đ. Doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với khoản chi phí này trước khi trả lương cho người lao động. 

3. Quy định giảm trừ gia cảnh trong thời gian thử việc

Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có thu nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh bằng 9.000.000đ/tháng, một năm được giảm trừ gia cảnh bằng 9 triệu x 12 = 108 triệu đồng.

Từ quy định trên nhận thấy:

– Thứ nhất, nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

– Thứ hai, nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn:

+ Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

+ Nếu cá nhân làm Bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN.

Như vậy, trường hợp cá nhân được xác định chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân được giảm trừ gia cảnh với điều kiện người lao động đó phải đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, và không phát sinh các khoản đóng  góp bảo hiểm xã hội, từ thiện, nhân đạo,… và làm cam kết 23 theo mẫu.

Chuyển đến thanh công cụ