CÁC KHOẢN THUẾ PHẢI ĐÓNG KHI CHUYỂN NHƯỢNG GÓP VỐN CỔ PHẦN

Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp ?
điều kiện và thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
Điều kiện chuyển nhượng cổ phần?
Chuyển nhượng cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài ?
Thuế TNCN phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, xin tư vấn cho bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2014
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất: về việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được quy định như sau:
Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”
Theo đó cổ đông trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp sau:
” Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Thứ hai: về việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như sau:
” Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Theo đó thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn khi chuyển nhượng phần vốn góp phải thực hiện theo đúng thủ tục trên chào bán cho các thành viên của công ty trước, sau 30 ngày nếu thành viên của công ty không mua hoặc không mua hết thì mới được phép chuyển nhượng cho người ngoài.
Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế được quy định như sau:
” Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân,tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập chuyển nhượng cổ phần được hướng dẫn như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

= Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế thì được xác định như sau: Thu nhập tính thuế = Giá bán – giá mua – các chi phí hợp lý khác

Giá bán thì thông thường được xác định bằng giá bán ghi trong hợp đồng chuyển nhượng, trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bán hoặc giá bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.

Giá mua thì được xác định như sau:

” a.2) Giá mua chứng khoán được xác định như sau:

a.2.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá mua chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

a.2.2) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán, giá mua là giá ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng chứng khoán.

a.2.3) Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.

a.2.4) Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên, giá mua là giá thực tế mua ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm mua.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá mua hoặc giá mua trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế.”
Ngoài ra còn có môt số chi phí hợp lý khác được trừ vào thu nhập chịu thuế như sau:

” a.3) Các chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:

a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.

a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng.

a.3.3) Phí dịch vụ lưu ký chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính và chứng từ thu của công ty chứng khoán.

a.3.4) Phí ủy thác đầu tư, phí quản lý danh mục đầu tư chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác.

a.3.5) Phí môi giới chứng khoán khi chuyển nhượng.

a.3.6) Phí dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin.

a.3.7) Phí chuyển khoản, phí chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (nếu có).

a.3.8) Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.”

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG GÓP VỐN CỔ PHẦN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP/CỔ PHẦN

Hôm nay, ngày …. tháng … năm …. tại trụ sở Công ty ……….. , địa chỉ số …….., chúng tôi gồm có:
Bên chuyển nhượng (bên bán):
Ông/Bà………….
CMND số ……….. cấp ngày ../../…… do …………..cấp
Thường trú tại :…………………………………………….
Bên nhận chuyển nhượng (bên mua):
Ông/Bà………….
CMND số ……….. cấp ngày ../../…… do …………..cấp
Thường trú tại :…………………………………………….
Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp/ cổ phần với các thỏa thuận sau:
Điều 1: Trong thời gian qua Ông/Bà…………. (Bên bán) có góp vốn/ mua cổ phần vào Công ty ….…..với tỷ lệ giá trị phần góp vốn/ cổ phần …….. chiếm ……% vốn điều lệ công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số ……, do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận cấp ngày ……..
Điều 2: Hai bên cùng thỏa thuận giá chuyển nhượng phần góp/ cổ phần….…. chiếm….% vốn điều lệ nói trên là …….. đồng (…… triệu đồng).
Việc ký hợp đồng trước sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều 3:
1/ Hai bên có nghĩa vụ thực hiện các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp/ cổ phần để Công ty ………. hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2/ Bên B có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của bên A với tư cách là một thành viên góp vốn/ cổ phần của công ty ………. kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp/ cổ phần.
Điều 4: Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng vốn/ cổ phần, mọi sự tranh chấp phát sinh nếu có, hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty…….., cơ quan đăng ký kinh doanh không có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có.
Điều 5: Hai bên cùng cam kết những thông tin về nhân thân, phần vốn/ cổ phần chuyển nhượng đã ghi trên hợp đồng là đúng sự thật. Phần vốn góp/ cổ phần chuyển nhượng không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc. Bên B đã xem xét kỹ, biết rõ về phần vốn góp/ cổ phần nhận chuyển nhượng nêu trên và giấy tờ pháp lý liên quan. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 6: Hai bên đã đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng trước khi ký tên vào hợp đồng. Đại diện pháp luật của công ty chỉ ký tên xác nhận khi việc hai bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng theo nội dung hợp đồng.
Điều 7: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký tên và được lập thành bốn bản có giá trị như nhau, Ông/Bà…………. (Bên bán) giữ 01 bản, Ông/Bà…………. (Bên mua) giữ 01 bản, 01 bản lưu lại công ty, 01 bản nộp Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế họach và Đầu tư.
Bên bán Bên mua
Ký tên và ghi rõ họ tên Ký tên và ghi rõ họ tên

Xác nhận của đại diện theo pháp luật của công ty
(ký tên, ghi rõ họ tên và chức vụ người đại diện pháp luật, đóng dấu công ty )

Chuyển đến thanh công cụ