Phù hiệu xe tải là gì

Phù hiệu xe tải là gì? Các quy định của pháp luật về phù hiệu xe tải là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp quan tâm khi kinh doanh xe tải hoặc không kinh doanh xe tải, nhiều người nghĩ rằng chỉ khi kinh doanh xe tải thì mình mới phải gắn phù hiệu xe. Đây cũng là sai lầm của rất nhiều doanh nghiệp khi sử dụng xe trong kinh doanh.

 

Thủ tục phù hiệu xe tải là gì
Thủ tục phù hiệu xe tải là gì

Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ Điều 12, 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);

c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm)

Phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông

d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Thứ hai là quy định về việc lắp thiết bị giám sát hành trình của xe.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.

4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.”

Phù hiệu xe là gì?

Phù hiệu xe là một mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường.

Phù hiệu xe tải là gì?

  • Phù hiệu xe là một hình thức khác của giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và là dấu hiệu để các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải.
  • Gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe.
  • Có giá trị 07 năm đồng thời không được quá niên hạn sử dụng của xe.
  • Tất cả các xe đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bắt buộc thực hiện việc gắn phù hiệu cho xe.
phù hiệu xe tải là gì
phù hiệu xe tải là gì

Các loại xe cần phải dán phù hiệu

Hiện nay, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định những loại xe sau là những loại xe cần phải dán phù hiệu bao gồm:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”

– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”

– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”

– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”

– Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng:

+ Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”

+ Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”

+ Xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”

Hiện nay, kích thước của phù hiệu xe tải được quy định như sau:

– Chiều dài: Ddài = 200 mm ±20 mm

-Chiều rộng: Crộng = 100 mm ± 15 mm

Đối với phù hiệu xe sử dụng cho xe chạy cự lý lơn hơn 300 km: Khung viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe tải.

Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly đến 300 km: Khung viền và chữ màu xanh đậm, nền màu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe tải.

Thời hạn của phù hiệu xe tải

Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép kinh doanh, thời hạn của giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó

Phù hiệu xe tải được cấp trong trường hợp nào?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, gắng thiết bị giám sát hành trình và phải được gắn phù hiệu xe tải.

Hiện nay các phương tiện sau đây không phải gắn phù hiệu xe

  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ
  • Có từ 05 xe trở lên.
  • Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
Chi phí phù hiệu xe tải là gì
Chi phí phù hiệu xe tải là gì

Đọc thêm:

BẢNG GIÁ CHỮ KÝ SỐ EFY

Bảng giá chữ ký số Newca

Bảng giá dịch vụ kế toán

Bảng giá dịch vụ kiểm toán

Trình tự, thủ tục yêu cầu cấp phù hiệu xe

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị

Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe gồm các giấy tờ sau đây:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu (Mẫu tại Phụ lục V Nghị định 10/2020/NĐ-CP);

– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký.

Xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau, nếu xe không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp phù hiệu gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị.

Bước 3: Xem xét cấp phù hiệu

Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Lưu ý trường hợp cấp lại phù hiệu xe.

– Phù hiệu xe được cấp lại trong trường hợp: Phù hiệu bị hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải.

– Trình tự thủ tục như trường hợp cấp mới phù hiệu.

Các câu hỏi thường gặp về phù hiệu xe tải

Làm thủ tục xin cấp phù hiệu xe ở cơ quan nào?

Làm thủ tục xin cấp phù hiệu xe Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị.

Phù hiệu xe được dán ở đâu?

Các phù hiệu xe được cấp theo mẫu và phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định.

Công ty Gia Minh có cung cấp dịch vụ tư vấn về phù hiệu xe là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Gia Minh thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về phù hiệu xe là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

 Chi phí dịch vụ tư vấn về phù hiệu xe là gì của công ty Gia Minh là bao nhiêu?

Công ty Gia Minh luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Không kinh doanh vận tải vậy xe tải có phải làm phù hiệu xe tải không?

 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng, là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp.

 Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

 Xe tải dưới 3,5 tấn nào phải có phù hiệu

Theo Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, từ ngày 1/7/2018, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, gắn thiết bị giám sát hành trình và phải được gắn phù hiệu “Xe tải”

Đọc đến đây thì bạn đã biết được Phù hiệu xe tải là gì? Các quy định của pháp luật về phù hiệu xe tải như thế nào? Rồi phải không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

HỒ SƠ BAN ĐẦU VỚI CƠ QUAN THUẾ SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ mở trung tâm ngoại ngữ

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty TNHH một thành viên (1TV)

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASSY INVOICE

CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ CẤP 4 THI CÔNG TRỌN GÓI

452 – 4520 – 45200: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GIA MINH

BẢNG BÁO GIÁ GIA HẠN CHỮ KÝ SỐ NEWCA

BẢNG BÁO GIÁ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Bảng báo giá hóa đơn điện tử và phần mềm kế toán do Misa cung cấp

Bảng giá chữ ký số

BẢNG GIÁ CHỮ KÝ SỐ DO ĐẠI LÝ THUẾ GIA MINH CUNG CẤP

 

Tìm phù hiệu xe tải là gì
Tìm phù hiệu xe tải là gì

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126

Chuyển đến thanh công cụ