Điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hiện nay như thế nào, hãy tham khảo những tư vấn của Gia Minh trong bài viết này để cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhé. 

NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo vệ môi trường 2014

Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường).

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quyết định số 73/2014/QĐ-TTG ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất trong nước.

Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Phế liệu là gì?

Phế liệu là các vật liệu hoặc sản phẩm đã qua sử dụng mà người ta thu gom, tập kết và xử lý để tái chế hoặc sử dụng lại. Các loại phế liệu thường bao gồm các kim loại như sắt, nhôm, đồng, và các vật liệu không kim loại như giấy, nhựa, thủy tinh.

Việc thu gom và tái chế phế liệu không chỉ giúp giảm lượng chất thải đưa vào môi trường mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Các sản phẩm tái chế từ phế liệu thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, giảm sự phát sinh của rác thải và giúp giảm lượng khí thải và nước thải gây hại cho môi trường.

Phế liệu có được sử dụng trong cuộc sống hãy không?

Có, phế liệu thường được tái chế và sử dụng lại trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là một số cách phế liệu được sử dụng:

Tái Chế Kim Loại: Phế liệu kim loại như sắt, nhôm, và đồng thường được thu gom và chế biến để tạo ra sản phẩm mới như đồ gia dụng, xe hơi, và công trình xây dựng.

Tái Chế Giấy và Bìa Mỹ Thuật: Giấy và bìa từ sách cũ thường được sử dụng trong nghệ thuật và thủ công để tạo thành các sản phẩm như tranh, thiệp, và đồ trang trí.

Tái Chế Nhựa: Nhựa từ phế liệu thường được sử dụng để sản xuất đồ chơi, bình xịt, và các sản phẩm nhựa khác.

Tái Chế Thủy Tinh: Thủy tinh phế liệu được chế biến để tạo ra thủy tinh tái chế, được sử dụng trong sản xuất chai lọ, đồ uống, và các sản phẩm khác.

Tái Chế Đồ Điện Tử: Các thiết bị điện tử cũ như máy tính, điện thoại di động, và máy ảnh thường được thu gom để tái chế các linh kiện và kim loại quý như vàng, bạch kim.

Tái Chế Gỗ: Gỗ từ đồ nội thất cũ có thể được tái chế để tạo thành đồ trang trí hoặc đồ đựng.

Tái Chế Ô Tô và Xe Máy: Phế liệu ô tô và xe máy thường được chế biến để tạo ra các linh kiện phụ tùng hoặc kim loại để sử dụng trong công nghiệp khác.

Như vậy, việc tái chế phế liệu không chỉ giúp giảm lượng rác thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đảm bảo an toàn khi nhập khẩu phế liệu

Nhập khẩu phế liệu đòi hỏi các biện pháp cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả người vận chuyển và môi trường xung quanh. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn khi nhập khẩu phế liệu:

Kiểm Soát Chất Lượng: Đảm bảo rằng phế liệu được nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của quốc gia nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này thường bao gồm mức độ độc hại, hàm lượng kim loại nặng, và các chất phụ gia.

Xác Nhận Nguồn Gốc: Kiểm tra nguồn gốc của phế liệu để đảm bảo rằng nó không phải là phế liệu không hợp pháp hoặc đến từ nguồn gốc bất hợp pháp như buôn lậu hoặc tội phạm.

Xử Lý Đúng Cách: Đảm bảo rằng phế liệu được xử lý đúng cách để giảm thiểu tác động đối với môi trường. Điều này bao gồm việc loại bỏ chất độc hại, tái chế các vật liệu, và loại bỏ rác thải một cách an toàn.

Đào Tạo Nhân Viên: Những người làm việc liên quan đến việc vận chuyển và xử lý phế liệu cần được đào tạo về các biện pháp an toàn và quy trình xử lý chất thải.

Sử Dụng Công Nghệ Tiên Tiến: Sử dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý phế liệu có thể giúp giảm thiểu tác động đối với môi trường và tăng hiệu quả trong quá trình tái chế.

Tuân Thủ Pháp Luật: Tuân thủ các quy định và luật lệ liên quan đến việc nhập khẩu và xử lý phế liệu của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.

Kiểm Tra Định Kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các đơn vị xử lý phế liệu để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.

Hợp Tác Điều Tra và Truy Cứu Trách Nhiệm: Hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra và truy cứu trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm các quy định về nhập khẩu và xử lý phế liệu.

Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đối với người và môi trường khi nhập khẩu và xử lý phế liệu.

 Đối tượng được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu

Theo quy định của Pháp luật hiện hành, các cá nhân, tổ chức được cấp phép nhập khẩu phế liệu về Việt Nam gồm:

  • Các cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất.
  • Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác từ một tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng phế liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất.

Điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Khi nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất về Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

* Đối tượng (Nghị định 38/2015/NĐ-CP)
-Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

– Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

* Điều kiện về bảo vệ môi trường

– Đối với Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

. Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.

 Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa), sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

+ Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu

. Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

. Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.

. Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

+ Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;
+ Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý;

+ Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định.

+ Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

– Đối với Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Khoản 1 Điều này;

+ Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định

+ Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định như đối với tổ chức trực tiếp nhập khẩu phế liệu.

Việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thực hiện theo quy định tại thông tư 41/2015/TT-BTNMT

* Phế liệu phải thuộc diện được phép nhập khẩu:
Theo danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:

– Thạch cao

– Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.

-Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự.

– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE), polyme styren (PS), polyme vinyl clorua (PVC) và nhựa khác

– Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa)

– Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế)

– Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối

– Phế liệu và mảnh vụn của gang, thép, sắt, đồng, niken, nhôm, kẽm, thiếc, vonfram, Molypden, magie, titan, zircon, Antimon, mangan, crom.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu 

STT

Tên phế liệu

1

Phế liệu sắt, thép, gang

1.1

Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc

1.2

Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Bằng thép không gỉ

1.3

Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác

1.4

Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc

1.5

Phế liệu và mảnh vụn khác: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hoặc đóng thành kiện, bánh, bó

1.6

Phế liệu và mảnh vụn khác: Loại khác

2

Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic)

2.1

Từ các polyme từ etylen: Dạng xốp, không cứng

2.2

Từ các polyme từ etylen: Loại khác

2.3

Từ các polyme từ styren: Loại khác: Polyme Styren (PS), Acrylonitrin Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Expanded Polystyrene (EPS)

2.4

Từ các polyme từ vinyl clorua: Loại khác

2.5

Từ plastic khác:

Từ poly (etylene terephthalate) (PET)

Từ polypropylene (PP)

Từ polycarbonate (PC)

Loại khác: Polyamit (PA); Poly Oxy Methylene (POM); Poly Methyl Methacrylate (PMMA); Thermoplastic Polyurethanes (TPU); Ethylene Vinyl Acetate (EVA); Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản xuất và chưa qua sử dụng

3

Phế liệu giấy

3.1

Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng

3.2

Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ

3.3

Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự)

4

Phế liệu thủy tinh

4.1

Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, trừ thủy tinh từ ống đèn tia âm cực hoặc thủy tinh hoạt tính khác thuộc nhóm 85.49

5

Phế liệu kim loại màu

5.1

Phế liệu và mảnh vụn của đồng

5.2

Phê liệu và mảnh vụn của niken

5.3

Phế liệu và mảnh vụn của nhôm

5.4

Phế liệu và mảnh vụn của kẽm

5.5

Phế liệu và mảnh vụn thiếc

5.6

Phế liệu và mảnh vụn của mangan

Phế liệu vẫn có thể sử dụng để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, hàng phế liệu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng để sức khoẻ con người. Vì vậy để có thể sử dụng phế liệu, bạn cần phải am hiểu và đảm bảo thực hiện tốt điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Chuyển đến thanh công cụ