Tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế

Quý khách hàng có nhu cầu tạm ngưng kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên không có thời gian để làm thủ tục tạm ngưng tại cơ quan Nhà nước. Hãy tham khảo bài viết tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế, được Đại lý thuế Gia Minh trình bày trong bài viết này.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức quyết định tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian cụ thể mà không đóng cửa hoàn toàn. Lý do cho việc tạm ngừng kinh doanh có thể là do nhiều yếu tố, ví dụ như:

Sửa chữa hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh để thực hiện các công việc sửa chữa, bảo dưỡng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng, như cải thiện cơ sở sản xuất, mua sắm thiết bị mới, hoặc nâng cấp hệ thống máy tính.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Thiếu vốn hoặc tài chính: Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và không có đủ nguồn lực để tiếp tục hoạt động, họ có thể quyết định tạm ngừng để tìm cách cải thiện tình hình tài chính.

Thay đổi chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp có thể muốn tạm ngừng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thay đổi mô hình kinh doanh, hoặc tập trung vào các dự án mới.

Mùa dịch hoặc tình hình khẩn cấp: Trong trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh hoặc thảm họa tự nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng.

Tiếp quản doanh nghiệp: Khi có sự chuyển giao quản lý hoặc sở hữu của doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp thường vẫn duy trì một số hoạt động quan trọng như quản lý tài chính, duy trì mối quan hệ với khách hàng quan trọng và nhà cung cấp, và thực hiện các công việc cần thiết để duy trì hoạt động cơ bản. Mục tiêu của việc tạm ngừng kinh doanh là tạo ra cơ hội để cải thiện hoặc thích nghi với tình hình trước khi tiếp tục hoạt động chính thức.

Điều kiện thực hiện tạm ngừng kinh doanh

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

– Phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày, trước khi tạm ngừng kinh doanh;

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm, và doanh nghiệp có thể tiếp tục tạm ngừng, không quá một năm tiếp theo.

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Theo quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.

Các cách thức đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty

Để đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty tại Việt Nam, có hai cách thức phổ biến:

Nộp đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh tại cơ quan thuế:

Cách làm truyền thống và quen thuộc với chúng ta là nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế. Quy trình thực hiện gồm 03 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: 

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết, để soạn thảo hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định), Giấy phép kinh doanh, Báo cáo tài chính năm gần nhất và các giấy tờ pháp lý liên quan.

Bước 2:

 Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đơn này thông thường được cung cấp bởi cơ quan thuế hoặc có thể tải xuống từ trang web của cơ quan thuế.

Bước 3: 

Nộp đơn và giấy tờ cần thiết tại cơ quan thuế nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và xác nhận thông tin, cơ quan thuế sẽ tiến hành đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua Trung tâm Đăng ký kinh doanh quốc gia 

Hiện nay ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp, bạn cũng có thể làm thủ tục tạm ngừng online. 

Bước 1: Truy cập vào trang web của Trung tâm Đăng ký kinh doanh quốc gia.

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống (nếu đã có tài khoản) hoặc đăng ký tài khoản mới (nếu chưa có).

Bước 3: Hoàn thành thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh trực tuyến. Cung cấp các thông tin và tải lên các tài liệu cần thiết như giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và đơn đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Bước 4: Chờ xét duyệt từ cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ thông báo kết quả đăng ký tạm ngừng kinh doanh, sau khi đánh giá thông tin và giấy tờ.

Lưu ý rằng quy trình và yêu cầu đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thể thay đổi theo quy định của cơ quan quản lý và pháp luật tại thời điểm bạn thực hiện đăng ký. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ thủ tục nào, hãy kiểm tra thông tin mới nhất từ cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và luật pháp hiện hành.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế
Tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế

Tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh choc ơ quan quản lý kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng (khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13).

Theo đó, chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thừa Thiên Huế
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thừa Thiên Huế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Thừa Thiên Huế gồm:

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21 Thông tư số 02/2019);

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019).

Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh (khoản 4 Điều 57 Nghị định số 78/2015).

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Hãy liên hệ công ty Gia Minh, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH TẠI  THỪA THIÊN HUẾ

MST: 1801608546-001

Địa chỉ 1 : 135 Sóng Hồng, P. Phú Bài, TX. Hương Thủy, TT Huế

Tel: 0932 785 561 / 0868 458 111

Chi phí giải thể doanh nghiệp

Chi phí tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế
Chi phí tạm ngừng kinh doanh trình tự và thủ tục tại Thừa Thiên Huế

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với thuế?

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

Những lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

Khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh, bạn cần chú ý một số nội dung, để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.

Doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Về nghĩa vụ thuế năm 2023:

Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch 2023 (từ 1/1/2023 đến 31/12/2023), không phải nộp thuế môn bài của năm 2023. Phải nộp thuế môn bài của cả năm 2023 vào trước ngày 31/01/2023, trong trường hợp tạm ngừng không trọn năm dương lịch.

Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2023, trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính của năm 2023.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.

Từ năm 2023 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp như trước đây, do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể tạm ngừng liên tục, nhưng sau trước khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp phải làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo.

Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không gia hạn thì doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại, nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế và các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa mã số doanh nghiệp.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày, trước khi bắt đầu hoạt động trở lại, trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong thông báo tạm ngừng.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một số câu hỏi liên quan đến tạm ngừng kinh doanh, được Gia Minh tổng hợp. Sau khi đã nhiều lần thực hiện dịch vụ tạm ngừng kinh doanh cho khách hàng, trên cả nước. 

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác, còn lại trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký với người lao động.

Theo quy định của Luật bảo hiểm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất.  Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động được bao lâu?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng của doanh nghiệp. Do đó thời gian doanh nghiệp tạm ngừng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp muốn tạm ngừng phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, do đó doanh nghiệp không được xuất hóa đơn khi đang tạm ngừng hoạt động.

Doanh nghiệp đang nợ thuế có được phép tạm ngừng hoạt động không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Do đó, có thể hiểu rằng; doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.

Ngoài ra chúng tôi còn:

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Thành phố Huế

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Phú Lộc

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Thị Xã Hương Trà

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Phong Điền

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Quảng Điền

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Thị xã Hương Thuỷ

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện A Lưới

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Phú Vang

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Nam Đông

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhận tạm ngừng kinh doanh tại Huế

 

Chuyển đến thanh công cụ