CÁC NHIỆM VỤ MÀ KẾ TOÁN CẦN PHẢI LÀM TRONG KẾ TOÁN

CÁC NHIỆM VỤ MÀ KẾ TOÁN CẦN PHẢI LÀM TRONG KẾ TOÁN

 

  • Kế toán dịch vụ là gì?

 

Là hình thức kế toán đặc thù riêng cho hình thức kinh doanh dịch vụ. Đặc điểm kế toán dịch vụ gắn liền với đặc điểm của hình thức kinh doanh dịch vụ.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Nhiệm vụ của kế toán dịch vụ là gì?

– Cũng giống như nhiệm vụ chung của kế toán thì kế toán dịch vụ cũng cần phải thực hiện và phản ánh kịp thời các chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản xuất, xác nhận đúng đắn kết quả kinh doanh.

– Đồng thời theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo an toàn tài sản của DN.

  1. Các chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán dịch vụ

Các chứng từ ban đầu.

– Phiếu xuất kho nguyên vật liệu

– Hoá đơn bán lẻ

– Phiếu thu tiền công

– Hoá đơn dịch vụ cung cấp

– Các hợp đồng ký kết về dịch vụ

– Các chứng từ lập khác.

Các ví dụ về ngành kinh doanh dịch vụ:

Nền kinh tế tiên tiến đã chuyển sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ, theo đó tổng giá trị các ngành kinh doanh dịch vụ có thể vượt quá tổng giá trị của các sản phẩm so với GDP. Sau đây là ví dụ phổ biến về các doanh nghiệp dịch vụ:

Công nghệ thông tin: Đưa ra các nền tảng công nghệ, ứng dụng phần mềm và hệ thống như là một dịch vụ với mức phí hàng tháng hoặc lệ phí sử dụng hàng tháng.

Giáo dục: Các dịch vụ giáo dục và đào tạo như trường học hoặc công cụ học tập trực tuyến.

Tư vấn: Cung cấp kiến ​​thức và sản phẩm của bạn như là một dịch vụ.

Vận chuyển: Dịch vụ vận chuyển như một hãng hàng không hoặc cửa hàng cho thuê xe.

Sự kiện: Các sự kiện như hội nghị ngành công nghiệp hoặc đám cưới.

Sự giải trí: Phim ảnh, trò chơi điện tử và giải trí khác.

Phương tiện truyền thông: Nội dung như phương tiện truyền thông xã hội, truyền hình và báo chí.

Cơ sở hạ tầng: Các dịch vụ cơ sở hạ tầng như truy cập internet hoặc bảo trì bảng năng lượng mặt trời.

Các dịch vụ tài chính: Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.

Những dịch vụ chuyên nghiệp: Các dịch vụ của các chuyên gia như luật sư, kế toán và kiến ​​trúc sư.

Logistics: Dịch vụ logistics như giao hàng.

Khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan du lịch như công viên giải trí.

Văn hóa: Những trải nghiệm văn hoá như bảo tàng nghệ thuật hoặc nghệ thuật biểu diễn.

Dược phẩm: Bệnh viện, bác sĩ và các dịch vụ y tế khác.

Sức khoẻ: Các dịch vụ thư giãn hoặc được cảm nhận là lành mạnh như phòng tập thể dục hay spa.

Dịch vụ tiện lợi: Tiết kiệm thời gian của khách hàng hoặc làm cho mọi thứ dễ dàng hơn…vv…

Để rõ hơn về sổ sách cần phải có trong lĩnh vực thương mại ( xem chi tiết tại đây)

Sản xuất là gì?

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

– Chi phí nhân công trực tiếp.

– Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).

Nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất

Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng  đối tượng hạch toán chi phí và  đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất.

Tính toán chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm dịch vụ hoàn thành.  Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ (chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng).

Trong lĩnh vực kế toán thì lĩnh vực sản xuất được đánh giá là lĩnh vực khóa trong hạch toán kế toán

Chuyển đến thanh công cụ